Phúc Trình Bản Câu Hỏi Khảo Sát Công Chúng về Luật Chống Kỳ Thị Chủng Tộc

Toát Yếu 

Young professional man on his laptop

Cuộc khảo sát về luật chống kỳ thị chủng tộc dựa trên theo Đạo Luật Dữ Kiện Chống Kỳ Thị Chủng Tộc mới soạn dạo gần đây.  

Cuộc khảo sát này nhằm cung cấp dữ kiện cho các nỗ lực của chính quyền tỉnh bang để dẹp bỏ nạn kỳ thị chủng tộc thâm căn và đối phó với các tác động tai hại gây ra cho Thổ Dân và người bị phân biệt chủng tộc tại British Columbia.  

Một kết quả từ các nỗ lực này sẽ là các đạo luật chống kỳ thị chủng tộc và phân biệt đối xử của tỉnh bang. 

Cuộc khảo sát này gồm bản câu hỏi công cộng và các cuộc thảo luận do 68 tổ chức cộng đồng thực hiện. CultureAlly, nhà thầu được Bộ Tư Pháp thuê để thực hiện cuộc khảo sát, đã tóm lược các cuộc thảo luận này trong một phúc trình riêng rẽ.  

Phúc trình này tóm lược kết quả của cuộc khảo sát công chúng trên mạng bằng 15 ngôn ngữ, từ ngày 5 Tháng Sáu, 2023, đến 3 Tháng Mười, 2023, và thu thập tổng cộng 2,179 câu trả lời. 

Không có câu hỏi nào trong cuộc khảo sát này bắt buộc phải trả lời và gồm có: 

  • 10 câu hỏi theo đề mục
  • Nhiều câu hỏi để tự do trả lời nhằm thu thập ý kiến bằng chính ngôn từ của người trả lời
  • 10 câu hỏi về nhân khẩu và có cả chọn lựa “Không muốn trả lời”

Theo kết quả khảo sát này, công chúng cảm thấy chính quyền địa phương nên dành ưu tiên cho việc giáo dục và huấn luyện chống kỳ thị chủng tộc cho công chức để đối phó với nạn kỳ thị chủng tộc thâm căn tại B.C. Tương tự như vậy, ba hành động đề nghị hàng đầu là chú trọng vào hệ thống và cơ cấu của dịch vụ công, cải tiến và tài trợ các biện pháp yểm trợ cộng đồng, và mở rộng thêm chương trình giáo dục chống kỳ thị chủng tộc từ lớp Mẫu Giáo-12. Kết quả khảo sát liên tục cho thấy có chung một khuynh hướng chối bỏ nạn kỳ thị chủng tộc thâm căn và tổn thương chủng tộc trong tất cả những nhóm nhân khẩu. Nội dung ý kiến đóng góp này cho thấy từ các nhận xét kỳ thị chủng tộc công khai cho đến kỳ thị chủng tộc ngấm ngầm và là nạn nhân. Thay vì nói đến chủ đề chối bỏ trong mỗi câu hỏi thì chúng tôi cung cấp bản tóm lược phân tích. 

8-1-1|Healthlink BC hoặc 7-1-1 và Tòa Nhân Quyền BC là các dịch vụ nhiều người biết tới nhất và phục vụ cho những người bị ảnh hưởng vì nạn kỳ thị chủng tộc thâm căn. Những người trả lời cũng cho biết danh sách các cơ quan dịch vụ cộng đồng khác, chẳng hạn như Các Trung Tâm Thân Hữu, Cơ Quan Y Tế First Nations và Resilience BC. Các dịch vụ vùng khác cũng được đề cập như Dịch Vụ Di Dân và Cộng Đồng South Okanagan. Những người trả lời cũng cho biết là các đặc điểm quan trọng nhất khi sử dụng các dịch vụ yểm trợ là an toàn văn hóa, thích đáng, kín đáo và dễ sử dụng . 

Đối với những người trả lời cho biết có liên hệ với tôn giáo thì việc phối hợp dịch vụ là đặc điểm quan trọng nhất. 

Hơn nửa số người trả lời nói rằng họ sẽ sử dụng các chương trình công lý phục hồi cho một vụ kỳ thị chủng tộc. Người thuộc đủ mọi sắc tộc, tôn giáo và giới tính đều cho thấy là họ sẵn sàng sử dụng các chương trình này nhất. 

Chữ chủ thuyết đa văn hóa nhắc đến ba giá trị hàng đầu là: tôn trọng, đa dạng và chấp nhận. Chữ chống kỳ thị chủng tộc đã nhắc đến giá trị của nền giáo dục, lòng tôn trọng và công bằng. Tôn trọng và bao gồm mọi giới là các giá trị chung của cả hai từ ngữ này. Khi người trả lời được yêu cầu xếp hạng sáu giá trị liệt kê thì công bằng và bao gồm mọi giới được xếp hạng quan trọng nhất. 

Những người trả lời cho biết muốn hồi phục sau khi bị tổn thương vì lý do chủng tộc thì cần xây dựng cộng đồng, chia sẻ và cung cấp các biện pháp yểm trợ cho những người bị ảnh hưởng, cùng với nhận thức và giáo dục. Cũng có chung một khuynh hướng chối bỏ vì không tin là có tình trạng tổn thương vì lý do chủng tộc. Cung cấp các biện pháp yểm trợ là một ưu tiên hàng đầu cho Thổ Dân, người Da Đen và người da màu (IBPOC). 

Ngoài khuynh hướng liên tục chối bỏ và kỳ thị chủng tộc, còn có một số khuynh hướng khác được nêu ra nhiều lần trong cuộc khảo sát này, cụ thể là: 

  • Giáo dục (nhất là Mẫu Giáo-12): cần bắt đầu giáo dục chống kỳ thị chủng tộc từ cấp sớm nhất đến khi tốt nghiệp 
  • Nhận thức: cần nhấn mạnh đến vấn đề chống kỳ thị chủng tộc và chống phân biệt trong những dịp thảo luận công cộng
  • Liên kết: cần phải hiểu kỳ thị chủng tộc liên kết với những khuôn mẫu đặc quyền và bất bình đẳng như thế nào